“Tôi muốn xin lỗi người hâm mộ Thanh Hóa. Họ luôn cổ vũ chúng tôi nhưng đội lại thua thêm một trận nữa, trận thứ tư liên tiếp. Sau buổi họp báo này, tôi sẽ đề đạt nguyện vọng chấm dứt hợp đồng với Giám đốc Điều hành CLB”, HLV Tomislav Steinbruckner nói với truyền thông sau trận thua của Thanh Hóa trước Hải Phòng ở vòng 23.
Một kết thúc buồn, nhưng không bất ngờ với những người theo sát hành trình của Thanh Hóa kể từ khi HLV Steinbruckner lên nắm quyền. Dưới sự dẫn dắt của ông, đội bóng xứ Thanh chỉ thắng 1, hòa 1 và thua tới 5.
Thành tích đáng báo động ấy khiến đội bóng đang từ nhóm cạnh tranh huy chương tụt xuống vị trí thứ 7 trên bảng xếp hạng, bị nhóm đầu bỏ xa về điểm số và tụt cả về tinh thần lẫn sự tự tin.
Trận đấu trước Hải Phòng là ví dụ rõ nét cho thấy sự bế tắc của Thanh Hóa. Họ bị dẫn trước 0-2 sau những sai lầm nơi hàng thủ và chỉ có thể gỡ lại một bàn nhờ công của Lê Văn Thuận ở phút 63.
Đây là trận thua thứ tư liên tiếp của đội bóng xứ Thanh. Trong đó, có những thất bại cay đắng trước các đối thủ ở nhóm dưới như TP.HCM (1-2) và đặc biệt là trận thua đội cuối bảng Đà Nẵng (0-1) khiến người hâm mộ Thanh Hóa không khỏi thất vọng.
Đáng nói, phong độ đi xuống của Thanh Hóa diễn ra ngay sau khi HLV Velizar Popov chia tay đội bóng.
Từ chỗ là một trong những đội có lối chơi rõ ràng nhất tại V.League, Thanh Hóa trở nên rời rạc và thiếu hiệu quả. Nói một cách không quá lời, đội bóng này vẫn chưa thoát khỏi cái bóng quá lớn của HLV Popov.
Link vào nhà cái uy tín mới nhất 7/2025
Thanh Hóa rơi xuống vị trí thứ 7
Dưới thời HLV sinh năm 1976, Thanh Hóa nổi bật với lối chơi kỷ luật, thể lực sung mãn, pressing tầm cao và chuyển trạng thái sắc bén. Cách vận hành chiến thuật đó gắn liền với một số cá nhân được HLV Popov “thổi hồn” như Thái Sơn, Doãn Ngọc Tân hay Hoàng Thái Bình.
Những cầu thủ này thi đấu bùng nổ dưới bàn tay ông thầy người Bulgaria. Khi HLV Popov rời đi, không chỉ triết lý chơi bóng mà chính con người phù hợp với triết lý ấy cũng thiếu đi chất kết dính.
HLV Steinbruckner, người từng có quãng thời gian làm việc ở Malaysia lại không thể truyền tải được sự sắc sảo chiến thuật tương tự. Lối chơi của Thanh Hóa dưới thời ông trở nên thiếu định hướng rõ ràng, lỏng lẻo ở khâu tổ chức và dễ bị tổn thương trước những pha phản công của đối phương.
Đội hình mỏng, ít chiều sâu khiến việc xoay tua và điều chỉnh nhân sự trong mùa giải kéo dài trở thành bài toán quá sức. Trong một giải đấu đòi hỏi tính ổn định như V.League, điều đó khiến HLV Tomislav sớm mất đi chỗ đứng.
Việc HLV Steinbruckner từ chức là ví dụ điển hình cho tính khắc nghiệt của “ghế nóng” tại V.League. Chỉ cần một chuỗi trận không như ý, áp lực, từ người hâm mộ và thậm chí từ chính phòng thay đồ sẽ dồn lên vai HLV.
Trong một môi trường bóng đá mà sự kiên nhẫn luôn có giới hạn, kể cả với những HLV giàu kinh nghiệm, việc trụ vững là điều không hề dễ dàng.
Thanh Hóa giờ đối mặt với một giai đoạn bất ổn mới. Việc thay tướng giữa dòng có thể giúp họ tìm được “liều thuốc” tinh thần nhất thời, nhưng câu hỏi dài hạn vẫn còn nguyên, ai đủ sức vực dậy đội bóng và làm lại từ đống tro tàn?
Sau tất cả, câu chuyện ở Thanh Hóa cũng là một bài học cho bất kỳ đội bóng nào tại V.League. Đó là đừng trông chờ phép màu nếu không có sự chuẩn bị đủ sâu cả về con người lẫn định hướng.
